THỦ TỤC CÔNG NHẬN BẰNG CẤP/CHỨNG CHỈ TẠI BA LAN 2024
1. Cập nhật yêu cầu mới của Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam về chính sách công nhận văn bằng/chứng chỉ
Đầu tháng 8/2024, Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam đã cập nhật về giấy tờ công nhận bằng cấp. Quy định này áp dụng cho du học sinh Việt Nam – Ba Lan từ năm 2024 khi học bậc cao hơn. Thủ tục công nhận bằng cấp (Nostrification) là quy trình chính thức. Nó nhằm xác định giá trị tương đương của một văn bằng nước ngoài với bằng cấp của Ba Lan, bao gồm cả Việt Nam.
Quy trình này được áp dụng khi bằng cấp nước ngoài không được công nhận tự động tại Ba Lan. Điều này xảy ra khi không có hiệp định quốc tế nào công nhận sự tương đương của bằng cấp và danh hiệu nghề nghiệp. Công nhận bằng cấp/chứng chỉ được thực hiện bởi các cơ sở giáo dục đại học. Các trường này cần có xếp hạng khoa học A+, A, hoặc B+ trong ngành liên quan đến văn bằng của ứng viên.
Lưu ý: Đơn xin xác nhận hoặc công nhận văn bằng/chứng chỉ chỉ được thực hiện qua đăng ký online. Việc đăng ký này phải được thực hiện trên website của cơ quan thuộc Hội đồng Quản lý Giáo dục các thành phố.
Danh sách các cơ sở giáo dục đại học và hạng mục xếp hạng có sẵn trên trang web của Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Ba Lan. Tất cả sinh viên quốc tế, trừ công dân EU, Ukraine, và Belarus, đều phải có “Chứng nhận văn bằng tương đương”. Sinh viên phải có chứng nhận này trong học kỳ đầu tiên. Tài liệu giúp xác nhận cấp bậc học của bạn với hệ thống giáo dục Ba Lan. Chứng nhận được cấp bởi Hội đồng Quản lý Giáo dục (Kuratorium Oświaty) tại các tỉnh/thành phố Ba Lan.
LƯU Ý KHI ĐĂNG KÝ
Địa chỉ website: http://bit.ly/kuratorium-appointment
- Việc đăng ký này phải được thực hiện trên website của cơ quan thuộc Hội đồng Quản lý Giáo dục các thành phố. Bạn có thể đăng ký online nhưng bắt buộc phải đến nộp trực tiếp hoặc thông qua người ủy quyền.
- Chính chủ đăng ký thông tin để có thể được chấp nhận phê duyệt các loại giấy tờ liên quan khác.
- Chỉ được đăng ký 1 lần duy nhất trong 1 giai đoạn. (nếu đăng ký nhiều sẽ bị huỷ lượt tự động).
- Không được đến khác thời gian so với lịch hẹn đã được xác nhận, nếu không văn bằng của bạn sẽ không được công nhận.
- Bạn có thể HUỶ hoặc THAY ĐỔI thời gian hẹn tại link được gửi cho bạn qua email lúc đăng ký. (hãy xem xét các khoảng lịch trống trước khi thay đổi lịch hẹn)
- Chỉ được đặt 1 lịch hẹn mỗi 2 tháng.
2. Một số trường hợp không cần Công nhận bằng cấp tương đương tại Ba Lan
Các văn bằng/chứng chỉ sau không cần phải làm Công nhận bằng cấp:
- Bằng cấp/chứng chỉ và tài liệu được được cấp bởi các trường thuộc hệ thống giáo dục. Trong đó bao gồm: khối EU, OECD hoặc EFTA. Ngoài ra còn phải được chấp thuận học lên cấp bậc cao hơn. (Bao gồm các nước: Úc, Áo, belgium, Bulgaria, Chile, Croatia, Cyrus, Cộng hoà Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ireland, Iceland Israel, Nhật Bản, Canada, Colombia, Hàn Quốc, Lichtenstein, Lithuania, Luxembourg, Latvia, Malta, Mexico, Đức, Norway, New Zealand, Portugal, Romania, Slovakia, Slovenia, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Turkey, Mỹ, Hungary, Anh và Ý).
- International Baccalaureate – Chứng chỉ tú tài quốc tế: được cấp bởi Chương trình tú tài quốc tế tại Geneva;
- Chứng chỉ tú tài Châu Âu cấp bởi các trường học ở Châu Âu;
- Và chứng chỉ được cấp bởi các quốc gia có ký thỏa thuận song phương với Ba Lan. Trong đó, các nước trên cần phải có đề cập tới việc công nhận bằng cấp học thuật. (Bằng cấp/chứng chỉ được cấp trong thời gian thỏa thuận có hiệu lực vẫn được công nhận)
3. Các yêu cầu khi đăng ký Công nhận chuyển đổi bằng cấp/chứng chỉ tại Ba Lan
- Đơn đăng ký công nhận văn bằng/chứng chỉ
- Bằng cấp 3 đã được chứng thực và/hoặc được hợp pháp hoá;
- Tuyên bố đủ điều kiện do Bộ Giáo dục của quốc gia bạn cấp. (hoặc được chứng thực bởi Đại sứ quán của nước cung cấp tại Ba Lan)
- Bảng điểm đã dịch thuật;
- Bản dịch các giấy tờ tài liệu cá nhân bằng tiếng Ba Lan;
- Bản photo hộ chiếu;
- Các giấy tờ khác mà Hội đồng quản lý Giáo dục yêu cầu;
- Tài liệu thông tin liên quan đến học thuật “Giới thiệu môn học”. (thông tin chi tiết các bộ môn được dạy có ghi trong bảng điểm)
4. Các tài liệu cần nộp
1. Đơn xin công nhận bằng cấp/chứng chỉ hoặc tài liệu khác (phụ lục 1)
2. Bằng cấp/Chứng chỉ gốc đã được hợp pháp hóa bởi:
- Lãnh sự quán Ba Lan tại quốc gia nơi chứng chỉ được cấp hoặc quốc gia mà hệ thống giáo dục của trường đang hoạt động;
- Cơ quan giáo dục tại quốc gia nơi chứng chỉ được cấp hoặc quốc gia mà hệ thống giáo dục của trường đang hoạt động;
- Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của quốc gia nơi chứng chỉ được cấp hoặc quốc gia mà hệ thống giáo dục của trường đang hoạt động, đặt tại Ba Lan hoặc các quốc gia thuộc EU, EFTA hoặc OECD;
- Nếu chứng chỉ được cấp bởi một quốc gia tham gia Công ước Hague ngày 5 tháng 10 năm 1961 về việc bãi bỏ yêu cầu hợp pháp hóa đối với tài liệu công nước ngoài, thì phải nộp chứng chỉ gốc, bản sao hoặc bản sao có công chứng với dấu Apostille đính kèm hoặc đính kèm với bất kỳ tài liệu nào trong số này.
3. Nếu trên chứng chỉ không có thông tin về khóa học/quá trình học tập thì các tài liệu sau phải được đính kèm:
- Bảng điểm các môn thi cuối kỳ để hoàn thành cấp học hoặc trình độ học vấn nhất định;
- Danh sách các môn học đã học kèm theo điểm số;
- Thông tin về chương trình học đã hoàn thành, số năm học, thang điểm (mẫu của chương trình học có sẵn trong các phụ lục ở cuối trang web này);
- Thông tin về quyền tiếp tục học ở cấp độ tiếp theo trong quốc gia mà hệ thống giáo dục của trường đang hoạt động, bao gồm quyền nộp đơn vào cơ sở giáo dục đại học và phạm vi quyền liên quan.
Các tài liệu trên phải được cấp hoặc chứng nhận bởi trường hoặc cơ sở giáo dục đã cấp chứng chỉ, hoặc phải được chứng nhận bởi cơ quan giáo dục của quốc gia đã cấp chứng chỉ hoặc quốc gia mà hệ thống giáo dục của trường đang hoạt động.
4. Bản dịch sang tiếng Ba Lan của tất cả các tài liệu bằng ngôn ngữ nước ngoài được thực hiện bởi:
- Dịch giả công chứng Ba Lan (danh sách dịch giả công chứng);
- Dịch giả công chứng đăng ký tại bất kỳ quốc gia EU, EFTA hoặc OECD nào;
- Lãnh sự Ba Lan tại quốc gia nơi chứng chỉ được cấp;
- Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của quốc gia đã cấp chứng chỉ hoặc quốc gia mà hệ thống giáo dục của trường đang hoạt động đặt trên lãnh thổ Ba Lan;
Nếu không thể dịch tài liệu bởi bất kỳ người nào được đề cập ở trên, Giám đốc Sở Giáo dục có thể chấp nhận bản dịch do một đơn vị đáng tin cậy khác thực hiện.
5. Bản sao giấy tờ tùy thân (thẻ căn cước, hộ chiếu, thẻ cư trú).
6. Thư ủy quyền từ người sở hữu chứng chỉ nếu người nộp đơn không phải là chủ sở hữu của chứng chỉ (phụ lục 2).
5. Lưu ý khi nộp hồ sơ
a. Bằng cấp gốc cần được hợp pháp hoá bởi:
Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông của bạn kèm theo dấu apostille và/hoặc chứng nhận hợp pháp hóa.
Bằng cấp/chứng chỉ của bạn cần được hợp pháp hoá bởi:
- Lãnh sự Ba Lan tại quốc gia cấp chứng chỉ;
- Cơ quan giáo dục tại quốc gia cấp bằng cấp/chứng chỉ
- Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của quốc gia cấp chứng chỉ hoặc tại quốc gia. Trong đó, quốc gia ấy cần có hệ thống giáo dục mà trường học hoạt động, có trụ sở tại Ba Lan hoặc tại quốc gia EU, EFTA hoặc OECD khác;
- Nếu chứng chỉ được cấp bởi quốc gia – bên tham gia Công ước Hague ngày 5 tháng 10 năm 1961 Bãi bỏ Yêu cầu hợp pháp hóa đối với Tài liệu công cộng của nước ngoài, thì phải nộp chứng chỉ gốc, bản sao hoặc bản sao có công chứng có xác nhận Apostille hoặc đính kèm vào bất kỳ tài liệu nào trong số các tài liệu đó.
b. Bản dịch thuật của bảng điểm cấp 3
Nếu trên chứng chỉ không có thông tin về khóa học/quy trình giáo dục, thì phải đính kèm các tài liệu sau:
- Bảng điểm đạt được trong kỳ thi cuối kỳ cho phép hoàn thành chương trình học hoặc một trình độ giáo dục nhất định;
- Danh sách các môn học được dạy kèm theo điểm;
- Thông tin về số năm học, thang điểm;
- Các thông tin liên quan đến quyền tiếp tục học lên trình độ tiếp theo trong nước.
Các tài liệu nêu trên phải được cấp hoặc chứng nhận bởi các cơ quan giáo dục của quốc gia cấp chứng chỉ hoặc hệ thống giáo dục mà trường học hoạt động.
c. Dịch thuật tất cả tài liệu của bạn sang tiếng Ba Lan:
Bản dịch sang tiếng Ba Lan của tất cả các tài liệu được trình bày bằng ngôn ngữ nước ngoài được thực hiện bởi:
- Biên dịch viên (BDV) tuyên thệ người Ba Lan, hoặc
- BDV tuyên thệ đã đăng ký tại bất kỳ quốc gia EU, EFTA hoặc OECD nào, hoặc
- Lãnh sự Ba Lan tại quốc gia nơi cấp chứng chỉ, hoặc
- Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của quốc gia đã cấp chứng chỉ. Hoặc nơi trường học hoạt động, có trụ sở tại lãnh thổ Ba Lan;
d. Giấy xác nhận do Bộ Giáo dục của quốc gia bạn cấp (hoặc tại Đại sứ quán của quốc gia bạn tại Ba Lan)
Tuyên bố đủ điều kiện là bằng chứng chính thức (một tài liệu). Tài liệu này chứng minh rằng hồ sơ giáo dục hiện tại của bạn. Đồng thời, nó cho phép bạn tiếp tục học lên cao hơn trong hệ thống giáo dục mà hồ sơ đó được cấp.
Tài liệu này là bắt buộc nếu chứng chỉ của bạn không nằm trong bất kỳ thỏa thuận quốc tế nào.
e. Giới thiệu môn học
Nội dung chương trình học khá đa dạng. Nó bao gồm tất cả những kiến thức và kỹ năng cần được giảng dạy trong hệ thống giáo dục. Đây là phần cốt lõi của quá trình dạy và học. Nó bao gồm các sự kiện, nguyên tắc và khái niệm quan trọng mà học sinh cần nắm vững.
Ngoài ra, nội dung cần được xây dựng để đạt được những mục tiêu cụ thể sau mỗi bài học. Nội dung chương trình thường được thiết kế riêng. Thường sẽ dựa trên các vấn đề, chủ đề hoặc đề tài liên quan đến nhiều môn học khác nhau. Trong tài liệu đính kèm, bạn sẽ tìm thấy mẫu nội dung chương trình học của chúng tôi.
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị uy tín hỗ trợ mình trong quá trình nộp đơn công nhận bằng cấp/chứng chỉ tại Ba Lan, hãy liên hệ ngay với Flat World để được hướng dẫn trực tiếp cũng như được hỗ trợ sớm nhất.
Để biết thêm thông tin chi tiết về việc công nhận chuyển đổi bằng cấp/chứng chỉ Việt Nam tại Ba Lan, vui lòng liên hệ:
TỔ CHỨC GIẢI PHÁP GIÁO DỤC FLAT WORLD
Điện thoại: 096.619.0708 (thầy Giao)
Website: duhocbalan.com
Facebook: https://www.facebook.com/duhocbalanflatworld/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCl_sOoLdDsevSKz
Email: fmeducation@fmgroup.vn