Close

NGHỀ HOT

13 April, 2019

DU HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ VÀ TRIỂN VỌNG VIỆC LÀM TẠI BA LAN ĐẾN 2030

Nhờ sự kết hợp tuyệt vời giữa các ý tưởng công nghệ vào kinh doanh, các kĩ sư lập trình đã chứng minh rằng họ có thể kiếm tiền từ chính chất xám của mình. Đầu tiên họ tập hợp một nhóm  người sở hữu những kĩ năng cần thiết và sau đó cả nhóm sẽ cùng bắt tay vào hiện thực hóa kế hoạch. Họ sẽ tìm nguồn vốn từ nhà đầu tư, sau đó khi có định hướng kinh doanh thì sẽ dần thâm nhập thị trường. Một khi công việc kinh doanh của họ trở nên thuận lợi, họ sẽ có hai sự lựa chọn: một là giao bán sản phẩm công nghệ của mình, hai là tiếp tục phát triển nó. Đây là hiện tượng phổ biến ở Thung Lũng Silicon và tất cả những start-up tại Châu Âu như Stockholm, Berlin, London. Vậy tương lai du học ngành công nghệ thông tin và triển vọng việc làm là gì? Đâu là cơ hội dành cho những ai muốn thử sức ở ngành này và đâu là những yếu tố cần thiết?

Ba Lan là mảnh đất hứa đối với ngành công nghệ thông tin. 3 trong số 20 tập đoàn xuất khẩu lớn nhất của Ba Lan đều là các doanh nghiệp công nghệ (theo bảng đánh giá của Wprost). Vị trí thứ 7, 15, 20 lần lượt là những cái tên như Asesco (công ty phần mềm điện lớn nhất Ba Lan), CD Projeckt (nhà thiết kế và phát triển game – trị giá 1 tỉ Đô la) và Comarch (đối thủ trực tiếp của Asesco). Asesco thuộc TOP 6 công ty phát triển công nghệ lớn lớn thứ 6 tại Châu Âu.

Bên cạnh những tập đoàn lớn cũng không hề thiếu vô vàn công ty start-up nhỏ. Theo thống kê, có đến 2700 công ty start-up vừa và nhỏ trong ngành công nghệ thông tin tại Ba Lan. 12% trong số đó đang ở giai đoạn Giải quyết Vấn Đề – “Problem- Solution Fit”, 39% các công ty đi vào quá trình phát triển sản phẩm “Solution-Product Fit”. 34% các startup phát triển nâng cao hơn và trở thành công ty hoàn chỉnh, bước vào giai đoạn “Product- Market Fit”. Tuy nhiên thì chỉ có 15% các start-up đạt đến giai đoạn cuối cùng: mở rộng mô hình kinh doanh. Đây chính là vấn đề quan trọng nhất, một sản phẩm được đưa ra thị trường tương đối dễ khi bạn có kĩ năng kinh doanh tốt nhưng để phát triển doanh nghiệp và gia tăng lợi nhuận lại là một bài toán của những người mới khởi nghiệp tại Ba Lan. Lí do là gì?

Theo Rafal Plutecki- giám đốc điều hành của Google có trụ sở tại Ba Lan: “Có 3 yếu tố cần thiết dành cho môi trường của start-up thành công, đó là: con người, cố vấn và vốn. Rất may mắn, Ba Lan là một “công xưởng chất xám”. Trong số 1 triệu nhà phát triền phần mềm tại CEE, ¼  trong số đó cư trú tại Ba Lan. Ukraine đứng thứ 2 với 166000 nhà phát triển phần mềm chuyên nghiệp và 11800 chuyên viên là con số dành cho Romania (theo khảo sát của Stackoverflow.com). Tại Ba Lan, cứ 100 người thì sẽ có 1.4% trong số đó thuộc lao động nước ngoài.

Không có gì ngạc nhiên khi thủ đô Warsaw là nơi tập trung nhiều start-up nhất với hơn 27% các công ty đặt trụ sở chính tại đây. Các trung tâm khác bao gồm Kraków (11%), Poznán và Tri-city (9%) và Wroclaw (7%).

II. ĐỂ PHÁT TRIỂN HƠN NỮA

Nếu nguồn nhân lực không phải nguyên nhân làm cho Ba Lan không thể xây dựng một thung lũng Silicon của riêng mình thì hẳn phải do hai nguyên nhân sau: THỜI GIAN- cần rất nhiều thời gian để có thể xây dựng một hệ thống lành mạnh dành cho các start-up. Ít nhất là 10 năm, theo Plutecki.

Ngoài ra yếu tố còn thiếu tiếp theo chính là NHÀ ĐẦU TƯ- những người hoặc các công ty cung cấp cho các cá nhân khởi nghiệp những lời khuyên, các mối quan hệ kinh doanh và vốn. Từ năm 2017 sự chuyển biến đã xuất hiện ở Ba Lan. Trước đó 2 năm, chỉ có duy nhất 1 công ty làm được điều này, và hiện nay có đến hàng chục công ty như vậy. Gần đây, Quỹ phát triển Ba Lan (The Polish Development Fund) đã tổ chức một cuộc thi để chọn ra 10 công ty có khả năng tài trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Chính nhờ điều này, các kĩ sư và doanh nhân trẻ đã có thể thể hiện khả năng và phát triển các ý tưởng xây dựng công ty của riêng họ.

Văn phòng trụ sở của Google tại Ba Lan khẳng định sẽ hợp tác với những người mới khởi nghiệp trong ngành công nghệ thông tin trong từng giai đoạn phát triển khác nhau. Người mới sẽ được tham gia bốn chương trình khác nhau bao gồm: DrOmnibus (Chương trình nền tảng giáo dục đa phương tiện), Game E (Nền tảng xã hội cho gamer), Spendee (App quản lý tài chính online) và PublishDrive (Sản xuất bán sách trực tuyến của Hungary). Tất cả các chương trình này còn được gọi chung là Luachpad Accelerator và sẽ kéo dài 6 tháng.

Khi đã có yếu tố kiến thức và sự nhạy bén kinh doanh, TIỀN chính là miếng ghép cuối cùng. Các start-up tại Ba Lan sẽ cần sự giúp đỡ về tài chính. Theo Startup Poland, 50% các start-up không sử dụng vốn từ các nguồn ngoài mà sử dụng tiền từ nỗ lực tích kiệm của chính họ. Tuy nhiên vấn đề tìm kiếm những nhà đầu tư lại có liên quan đến quy mô của thị trường. Nếu bạn là một nhà đầu tư tại Mỹ, bạn có thể lựa chọn hàng trăm những công ty nhỏ để đầu tư với hy vọng rằng một trong số những công ty đó sẽ sinh ra lợi nhuận, một công ty nhỏ thành công cũng có thể bù đắp cho 99 thất bại khác. Tuy nhiên, tại Ba Lan, thị trường kinh doanh lại nhỏ hơn, chính vì vậy, khả năng hoàn vốn không thể cao như tại Mỹ.

Rất may mắn, vấn đề này không phải là không giải quyết được khi trong bối cảnh toàn cầu hóa, những người khởi nghiệp công nghệ tại Ba Lan đang dần ý thức được việc giới hạn tiềm lực của mình trong thị trường. Các nhà đầu tư hầu hết đều quyết định về việc đầu tư dựa trên khả năng tồn tại của thị trường và tiềm năng trong tương lai. Việc vận động toàn cầu là điều bắt buộc và liên tục đối với doanh nghiệp. Thực tế, gần 47% những Start-up tại Ba Lan đã bán được sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng nước ngoài (theo báo cáo của Startup Poland).

III. TIỀM NĂNG KHÔNG TƯỞNG

Tiền không phải là dễ kiếm, nhưng việc đầu tư đang trở nên dễ dàng hơn. Sebastian Kulczyk- chủ đầu tư của Kulczyk đã đầu tư 60 triệu USD cho INCredibles – một quỹ riêng dành cho các chương trình hỗ trợ start-up tại Ba Lan. Ông cho biết: “Vì quỹ là quỹ đầu tư riêng, nên nó rất linh hoạt, tuy nhiên các khâu xin đầu tư lại mất thời gian. Chúng tôi đang phải tìm cách tối giản những thủ tục và những sự không tin tưởng giữa những nhà đầu tư và các start-up”.

Chương trình InCredibles sẽ tập trung vào các dự án đang trong giai đoạn đầu và sẽ hợp tác với hai chương trình khác là Campus Poland và Startup Poland. Ông Kulczyk nói thêm: “Mức trần đầu tư của một công ty vòng đầu tiên sẽ là 2 triệu bảng, nhưng chúng tôi có thể sẽ duy trì đầu tư với công ty trong 10 năm tiếp theo nếu chúng tôi có cùng mục tiêu chung”.

Các nhà phát triển phần mềm sẽ có đất để phát triển

IV. ĐI THEO DÒNG TIỀN

Các kĩ sư phần mềm tại Ba Lan không thể phàn nàn về cuộc sống tại đây. Mức lương trung bình hàng tháng của dân IT tại Ba Lan rơi vào khoảng 8259 USD/tháng vào tháng 4 (theo GUS), đây là ngành được trả lương cao nhất tại nước Anh, vượt xa ngành năng lượng với 7,017 bảng và gấp đôi lương bình quân tại Anh là 4,489 bảng.

Để nhìn được sự khác biệt, hãy nhìn vào thị trường Anh, nơi các kĩ sư phần mềm nhận 49,224 bảng/ năm ~ 1,400,000,000 VNĐ (theo dữ liệu từ glassdoor.com), một con số không hề nhỏ, trong khi lương của một kế toán cao cấp là 43,000 bảng/năm. Tại Ba Lan, một anh chàng IT sẽ có thu nhập là 116,000 PLN/năm ~ 780,000,000 VNĐ, mặc dù mức lương này không cao so với ở Anh, nhưng điều này cho thấy ngành công nghệ thông tin cũng có giá trị tại Ba Lan.

Thực tế, một nhân viên IT được trả lương cao nhờ vào một vài yếu tố liên quan đến sản phẩm, như là sự phát triển của dịch vụ IT tại nước thứ ba và nhu cầu kĩ sư có tay nghề cao từ các công ty trong nước. Mức lương hấp dẫn mà các công ty công nghệ trả cho các kỹ sư khiến quyết định khởi nghiệp của họ càng trở nên khó khăn hơn. Nhưng những thành công mà họ tạo dựng được từ chính bàn tay của mình rất xứng đáng với cái giá này phải không? Các bạn du học ngành công nghệ thông tin tại Ba Lan hoàn toàn có thể tin tưởng vào một công việc với một mức lương cao tại Châu Âu.

Nguồn: Sưu tập 

Mọi thông tin về du học ngành công nghệ thông tin xin liên hệ:

TỔ CHỨC GIẢI PHÁP GIÁO DỤC FLAT WORLD

Điện thoại: 024.66577771 /0966190708 (thầy Giao)

Website: https://duhocbalan.com/

Facebook: https://www.facebook.com/duhocbalanflatworld/

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCl_sOoLdDsevSKzRI4-PHzw

Email: fmeducation@fmgroup.vn