Bật mí chi phí sinh hoạt tại Berlin của du học sinh Đức 2024
Đức luôn là một trong những quốc gia được nhắc đến nhiều nhất khi học sinh Việt Nam lựa chọn điểm đến du học. Vậy mức chi phí sinh hoạt tại Berlin – thủ đô của Đức hàng tháng là bao nhiêu? Đây là thắc mắc của rất nhiều bạn học sinh, sinh viên đang có dự định du học tại quốc gia này.
Nhìn chung, chi phí sinh hoạt tại Đức thật sự không quá cao khi so với những nước khác cùng trong khu vực châu Âu. Tuy nhiên, để có thể bảo đảm vấn đề tài chính, học sinh vẫn cần phải tính toán chính xác các chi phí cần thiết cho sinh hoạt và học tập. Hãy cùng Flat World tìm hiểu xem những loại chi phí nào cần chuẩn bị hàng tháng cho cuộc sống du học tại Đức nhé!
Chi phí sinh hoạt ở các thành phố ở Đức có sự chênh lệch tuỳ thuộc vào bang chúng ta lựa chọn. Nếu bạn quyết định sinh sống tại các thành phố lớn như Hamburg, Düsseldorf, Köln, Frankfurt, München, Berlin mức sống sẽ cao hơn.
Theo chia sẻ của các du học sinh đang học tập tại Đức, mỗi tháng, nếu chi tiêu tiết kiệm, các bạn sẽ tốn khoảng 700-780 euro cho chi phí sinh hoạt tại Berlin
Chi phí sinh hoạt của du học sinh Đức về cơ bản sẽ có các phần:
- Sinh hoạt phí ở Đức (tiền thuê nhà, ăn uống, quần áo, sách vở, điện thoại,…)
- Chi phí tàu xe
- Bảo hiểm y tế
I. Chi phí thuê nhà
Thông thường tiền thuê nhà sẽ chiếm khoảng 1/3 chi phí sinh hoạt hàng tháng của sinh viên. Bạn có thể ở ký túc xá (Studentenwohnheim) hoặc lựa chọn căn hộ chung cư. Để tiết kiệm chi phí hơn, sinh viên có thể ở ghép cùng người khác trong căn hộ chung. Theo Numbeo, chi phí thuê phòng ở ghép 2 người từ 450 euro/người
Nếu lựa chọn ở trong kí túc xá của trường, chi phí sẽ rẻ hơn so với thuê căn hộ bên ngoài. Dù là loại hình nhà ở nào thì cơ bản sẽ có các tiện ích cơ bản như nước, sưởi, v.v. Giá thuê có bao gồm các tiện ích này thường được gọi là Warmmiete, ngoài ra các chi phí như điện, Internet, và phí TV và radio, bạn sẽ tự trả thêm.
- Tiền điện: 30-40 euro (nếu nhu cầu dùng điện nhiều thì chi phí có thể tăng cao hơn)
- Tiền radio: ~20 euro (đây là chi phí bắt buộc khi thuê nhà. Radio được hiểu là sóng thu phát để người thuê có thể xem các chương trình thể thao, phim ảnh và một số kênh truyền hình đặc biệt)
- Tiền internet: 25-30 euro
II. Chi phí đi lại
Chi phí đi lại thường được bao gồm trong phí học kỳ của các trường. Khi sử dụng phương tiện công cộng, sinh viên chỉ cần trình thẻ sinh viên của bản thân là được. Tuy nhiên, không phải lúc nào phí học kỳ cũng bao gồm tiền vé các phương tiện công cộng. Một số có thể lấy phí học kỳ thấp, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải tự chi trả cho chi phí đi lại trong bang của mình.
Trong trường hợp phí học kỳ đã bao gồm vé đi lại thì sinh viên nên lưu ý kiểm tra xem khu vực và loại tàu mình có thể sử dụng miễn phí. Ví dụ, các trường hợp di chuyển bằng ICE thường sẽ không được bao gồm trong phí học kỳ; và miễn phí vé tàu cũng chỉ áp dụng trong bang bạn theo học. Nếu bạn muốn đi du lịch vòng quanh nước Đức, bạn sẽ phải tự mua vé cho hành trình di chuyển của mình. Chuyến đi một chiều thường có giá khoảng 3.5 euro (theo Numbeo).
III. Phí bảo hiểm sức khoẻ
Bảo hiểm sức khoẻ (Krankenversicherung) là một “dịch vụ” bắt buộc cho tất cả những người đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Đức, kể cả học viên học nghề.
Dù là bảo hiểm công hay tư, sinh viên hệ đại học sẽ tự chi trả toàn bộ tiền bảo hiểm mỗi tháng khoảng 90-120 euro. Đối với sinh viên theo diện học nghề, bảo hiểm sức khoẻ sẽ do nhà tuyển dụng chi trả một phần và trừ trực tiếp vào trợ cấp nghề của học viên.
IV. Chi phí ăn uống
Một bữa ăn bên ngoài tại Đức có chi phí không quá đắt đỏ và có rất nhiều nhà hàng quốc tế với mức giá khác nhau tại đây. Một bữa trưa có giá từ 7 – 12 EUR. Một bữa tối tại 1 nhà hàng tiêu chuẩn có giá 10 – 20 EUR/người (theo thống kê của Numbeo). Với 30 – 40 EUR thì bạn có thể dùng bữa tại một nhà hàng khá sang trọng. Tiền tips cho nhân viên sẽ không bao gồm trong hóa đơn và thường được tính khoảng 10 – 15% hoá đơn của bạn.
Các loại thực phẩm ở Đức không quá đắt đỏ. Các loại thực phẩm thường dùng như sữa tươi khoảng 1.2 euro; khay trứng (12 quả) khoảng 3 euro; 1kg hoa quả từ 1.5 – 3 euro. Một vài siêu thị lớn như Rewe hoặc Tegut có giá cả cao hơn trung bình, nhưng nếu bạn mua sắm tại Lidl hoặc Aldi thì chi phí sẽ thấp hơn khoảng 10 – 15%. Người nước ngoài khi sống ở Đức thường sẽ chi tiêu 35 – 45 EUR một tuần cho một người đối với các thực phẩm cơ bản.
V. Các chi phí khác
- Mua sắm quần áo, mỹ phẩm
Mỗi người sẽ có nhu cầu khác nhau nên chi phí cho những đồ dùng này là không cố định. Thông thường, để tiết kiệm chi phí nhất có thể, nhiều bạn sinh viên đợi các đợt sale cuối tháng một và tháng bảy – hai mùa giảm giá đặc biệt trong năm để mua quần áo mới.
- Các gói điện thoại
Gói điện thoại được sinh viên sử dụng nhiều nhất có thể kể đến là gói cước bao gồm cuộc gọi và 10GB data có giá 29 euro/tháng
- Chi phí hoạt động thể thao
Việc dành chi phí cho các hoạt động thể thao hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích và khả năng tài chính của từng người. Giá vé đi bơi tại các thành phố lớn từ 3-10 euro/buổi
Chi tiết về chương trình du học tại Berlin – Đại học BSBI tại đây
Bài viết vừa rồi bao gồm các mục chi phí sinh hoạt cần thiết tại Cộng hoà Liên bang Đức. Mọi thắc mắc về chi phí du học tại Đức hoặc cần được hỗ trợ, học sinh và các quý phụ huynh vui lòng liên hệ:
TỔ CHỨC GIẢI PHÁP GIÁO DỤC FLAT WORLD
Điện thoại: 0778 711118 / 0966190708 (thầy Giao)
Website: https://duhocbalan.com/
Facebook: https://www.facebook.com/duhocbalanflatworld/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCl_sOoLdDsevSKzRI4-PHzw